Chi tiết sản phẩm

  • CHỐNG DỘT MÁI TÔN
  • Mã sản phẩm: DVG:38
  • Giá: Liên hệ
  • THÔNG TIN SẢN PHẨM
  • Bình luận

Làm sao để chống dột mái tôn hiệu quả? Có những phương pháp nào giúp chống thấm/dột mái tôn vừa đơn giản lại vừa hiệu quả không? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được nhiều gia đình quan tâm mỗi khi vào mùa mưa. Để giúp chủ nhà khắc phục tình trạng mái tôn bị thấm/dột nhanh chóng, sau đây Nhà đẹp 9houz sẽ chia sẻ đến bạn các biện pháp chống dột mái tôn từ A đến Z. Tham khảo thêm những bài viết về kinh nghiệm của công ty sửa chữa nhà tại Bình dương nhé!

I. Cách kiểm tra thấm dột của mái tôn nhà bạn

Để kiểm tra được chính xác toàn bộ những điểm bị thấm dột cần phải xử lý trên mái tôn, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

1. Sử dụng nước

Với phương pháp này, bạn hãy đổ hoặc phun nước bắt đầu từ điểm có độ dốc cao và xả nước chảy nhiều như mưa lâu từ trên xuống. Đồng thời, lúc này bạn đứng ở dưới nhà quan sát toàn bộ mái tôn, nếu chỗ nào bị rò rỉ nước bạn cần đánh dấu lại để có biện pháp xử lý ngay.

Phun nước để kiểm tra tình trạng thấm dột của mái tôn

Phun nước để kiểm tra tình trạng thấm dột của mái tôn

Lưu ý, bạn nên đếm số điểm bị dột từ trên xuống dưới và từ trái qua phải theo xà đòn, lỗ đinh để xác định được vị trí chính xác, tránh bỏ sót. Bên cạnh đó, để phát hiện những khe tiếp giáp nào của tôn bị hở hoặc bị nước chui vào trong trường hợp bị ngược gió, bạn cũng nên phun nước ngược lại.

2. Quan sát trực tiếp bằng mắt thường khi leo lên mái

Ngoài biện pháp sử dụng nước, bạn có thể leo lên mái nhà và đi một vòng xung quanh quan sát trực tiếp xem chỗ nào có hiện tượng bật đinh, bị rỉ sét hoặc đã bị mục nát thì khoanh vị trí đó lại để xử lý.

Leo lên mái nhà để kiểm tra vết thấm dột bằng mắt thường

Leo lên mái nhà để kiểm tra vết thấm dột bằng mắt thường

Việc làm này sẽ giúp bạn vừa kiểm tra được tổng thể những nơi đã bắn keo, các điểm đinh bắn thế nào, lại vừa kiểm tra được chất lượng các tấm tôn còn sử dụng được nữa hay không. Đồng thời, bạn nên kết hợp việc leo lên mái quan sát với việc bạn quan sát hàng ngày khi nắng mưa để có cái nhìn tổng quát nhất về mái tôn của nhà mình.

Đọc thêm:

  • Bật mí 8 giải pháp chống nóng mái tôn hiệu quả, tiết kiệm

II. Nguyên nhân và quy trình sửa mái tôn bị dột

Sau khi đã kiểm tra xong và phát hiện ra các điểm bị thấm dột trên mái tôn nhà mình, bạn cần dựa vào từng vị trí đã được đánh dấu trên mái để áp dụng quy trình sửa mái tôn bị dột phù hợp. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

1. Dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

a. Nguyên nhân

Những máng/ống thoát nước bé, đặc biệt là phía cuối máng thoát nước có độ dốc máng nhỏ hay khoảng cách đặt ống nước quá xa là các nguyên nhân làm cho lượng nước mưa thoát không kịp, dẫn đến tràn ra ngoài, từ đó thấm qua các vị trí nối mái, nối máng trên mái tôn.

Mái tôn bị dột tại vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

Mái tôn bị dột tại vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ

b. Biện pháp khắc phục

Để khắc phục mái tôn bị dột ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ, bạn hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xác định diện tích của mái tôn là bao nhiêu m2 để ước tính lượng nước mưa khi trời mưa đổ xuống mái, từ đó giúp lựa chọn kích thước ống thoát nước phù hợp nhằm thoát hết nước trên mái.

  • Bước 2: Nếu đang sử dụng máng tôn nhỏ thì bạn nên thay thế bằng máng tôn to hơn, đồng thời thay hoặc bổ sung thêm ống thoát nước dày và to hơn tại các vị trí cần thay lắp.

  • Bước 3: Bơm keo Silicon vào các vị trí đầu vít, cổ ống, nối máng, nối mái,...để tránh cho nước mưa thấm qua.

2. Dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn

a. Nguyên nhân

Mái tôn bị dột ở các vị trí thủng tôn do tôn gặp phản ứng điện hóa dẫn đến bị ăn món sau một quá trình sử dụng lâu dài, hoặc do loại tôn được sử dụng là tôn kém chất lượng nên khi gặp thời tiết nóng lạnh, tôn bị co giãn đột ngột làm thủng lỗ trên mái.

Mái tôn bị dột tại các vị trí thủng tôn

Mái tôn bị dột tại các vị trí thủng tôn

b. Biện pháp khắc phục

Tại các vị trí mái tôn bị thủng có đường kính lỗ thủng ≤ 30cm, bạn hãy sửa như sau:

  • Bước 1: Xác định những vị trí mái tôn bị thủng.

  • Bước 2: Cắt một miếng tôn có tiết diện to hơn vị trí mái tôn bị thủng.

  • Bước 3: Bắt đè hoặc dán miếng tôn đã cắt lên vị trí bị thủng trên mái tôn.

  • Bước 4: Bơm keo Silicon lên những mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và vị trí mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bị bắt đè lên.

3. Dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái

a. Nguyên nhân

Mái tôn thường xuyên tiếp xúc với nước mưa nên lâu dần các vị trí đinh ốc, vít gắn trên mái sẽ bị ăn mòn, từ đó làm mái tôn rỉ sét hoặc mục ngày càng lan rộng. Hơn thế, khi có gió thổi mạnh, các mũ đinh có thể bị bật lên làm hở gioăng, dẫn đến gây rò rỉ nước trên mái, thậm chí có thể làm mái tôn bị bật lên.

Mái tôn bị dột tại vị trí mũ đinh bị gỉ, bật mái

Mái tôn bị dột tại vị trí mũ đinh bị gỉ, bật mái  

b. Biện pháp khắc phục

Nhằm khắc phục tình trạng mái tôn bị dột ở các vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái, bạn hãy áp dụng liền các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị súng bắn vít, ốc vít và súng bắn keo Silicon.

  • Bước 2: Bắn bổ sung vít vào những vị trí ốc vít bị hoen rỉ hoặc bay mũ để ấn đè tấm tôn xuống.

  • Bước 3: Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít có tình trạng bị hoen rỉ và cả các lỗ bắn ốc vít cũ. Đồng thời, bơm keo Silicon lên những đầu ốc vít mới được bắn bổ sung.

Đọc thêm:

  • Cách tính đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

III. Chống thấm dột mái tôn bằng vật liệu LEMAX 201

Bạn đã bao giờ nghe tới vật liệu chống thấm dột mái tôn có tên LEMAX 201? Vật liệu này liệu có những tính năng ưu việt nào và có quy trình sử dụng ra sao?

1. LEMAX 201 là gì?

LEMAX 201 là một loại keo chống thấm có hai thành phần chính là Polyme và nhựa Bitum, khi hai thành phần này được trộn với nhau sẽ tạo ra một hợp chất bền dưới ánh nắng mặt trời và có sự co ngót rất lớn. Chính hai thành phần này đã tạo nên điểm mạnh của keo LEMAX 201 là có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có khả năng chống lão hóa trước sự thay đổi của thời tiết.

Chống thấm dột cho mái tôn bằng vật liệu LEMAX 201

Chống thấm dột cho mái tôn bằng vật liệu LEMAX 201

Bên cạnh đó, LEMAX 201 được xem là một loại keo bám dính tuyệt hảo nhờ vào khả năng bám dính rất mạnh trên các bề mặt bê tông hoặc mái tôn sau khi đã bị lão hóa.

Ngoài ra, LEMAX 201 có độ dẻo rất cao, màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không hề bị nứt hay xé ra. Đồng thời, loại keo này có đặc tính dạng lỏng, dễ dàng phù hợp với mọi hình dáng của mái tôn.  

2. Quy trình chống dột mái tôn bằng LEMAX 201

a. Bước 1: Khảo sát, kiểm tra hiện trạng thấm, dột của mái tôn.

Đầu tiên, bạn cần khảo sát, kiểm tra kỹ càng hiện trạng dột của mái tôn để xác định được vị trí dột và đưa ra các phương pháp xử lý như chỗ nào cần thay mái tôn, chỗ nào cần xử lý mép chồng mí giữa hai mái tôn hay chỗ nào cần xử lý mũ đinh,...Trong quá trình xem xét hiện trạng, bạn cần chú ý kỹ các hiện tượng:

  • Xác định tất cả vị trí cũng như mức độ bị dột.

  • Tình trạng đọng nước trên mái tôn.

  • Xác định, kiểm tra mức độ mái tôn bị rỉ.

  • Xác định hiện tượng mái tôn bị ăn mòn (nếu có).

  • Đo chiều dài của một mái tôn để tính độ dốc bắt đầu từ đỉnh mái đến sênô thoát nước.

  • Mục đích sử dụng của mái tôn.

Khảo sát và kiểm tra hiện trạng thấm dột của mái tôn

Khảo sát và kiểm tra hiện trạng thấm dột của mái tôn

b. Bước 2: Chuẩn bị kỹ càng bề mặt tôn

Bề mặt mái tôn cần phải được sạch sẽ, khô ráo. Trong trường hợp mái tôn bị ướt, bạn cần dùng giẻ lau cho khô. Ngoài ra, những vị trí bị rỉ trên mái tôn phải được đánh rỉ hoặc thay miếng tôn mới.

Bề mặt mái tôn cần được đảm bảo khô ráo và sạch sẽ

Bề mặt mái tôn cần được đảm bảo khô ráo và sạch sẽ

c. Bước 3: Quét vật liệu chống thấm LEMAX 201 lên mái tôn

  • Lớp keo thứ nhất: Quét lên các vị trí cần chống dột trên mái tôn, tiếp đến dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét.

  • Lớp keo thứ hai: Quét ngay sau khi dán lớp lưới chịu lực. Sau đó bạn cần kiểm tra chất lượng mái tôn khi đã được quét xong lớp keo thứ hai xem có bị hở lưới chịu lực hay không.

  • Lớp keo thứ ba: Quét lên các vị trí bị hở lưới chịu lực (nếu có).  

  •  

  • Quét lớp keo chống thấm LEMAX 201 lên mái tôn

Quét lớp keo chống thấm LEMAX 201 lên mái tôn

Đọc thêm:

  • 6 tuyệt chiêu nhà mái tôn hiệu quả bất ngờ

IV. Các loại vật liệu chống dột mái tôn thông dụng nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống dột mái tôn thông dụng. Trong số đó không thể kể đến 5 loại keo chống dột mái tôn được đánh giá có chất lượng tốt cũng như sản phẩm tấm dán chống dột mái tôn được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng.

1. Keo chống dột mái tôn

a. Silicon chống dột mái tôn

Silicon chống dột mái tôn chính là một loại keo chống dột mái tôn, có tác dụng trám các khe hở trên mái, từ đó giúp chống dột hiệu quả cho mái tôn nhà bạn. Trên thị trường hiện nay, một lọ Silicon chống dột mái tôn có giá bán khoảng 77.000đ.

Silicon chống dột mái tôn bằng cách trám các khe hở

Silicon chống dột mái tôn bằng cách trám các khe hở

b. Keo chống thấm/dột RTV

Keo chống thấm/dột RTV là một loại keo dán chống thấm có khả năng lưu hóa ở nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, loại keo này sẽ tự động đông cứng khi tiếp xúc với nước, bởi vậy bạn cần phải thao tác nhanh khi sử dụng keo chống thấm/dột RTV.

Keo chống/thấm dột mái tôn RTV

Keo chống/thấm dột mái tôn RTV

c. Keo chống thấm/dột Acrylic

Acrylic được biết đến là một loại keo chống thấm/dột mái tôn rất tốt nhờ khả năng kết dính hiệu quả. Thời gian khô cứng của loại keo này phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ của không khí. Ngoài ra, keo Acrylic còn được sử dụng để bít các khe nứt trên trần nhà.

Keo Acrylic có khả năng kết dính cao

Keo Acrylic có khả năng kết dính cao

d. Keo chống thấm/dột Polyurethane

Keo chống thấm/dột mái tôn Polyurethane có khả năng chịu được hơi ẩm tốt và chống ăn mòn cao. Đặc biệt, keo Polyurethane còn có ưu điểm là đàn hồi và không kén chọn chất liệu bề mặt bám dính.

Keo Polyurethane chống thấm/dột mái tôn hiệu quả

Keo Polyurethane chống thấm/dột mái tôn hiệu quả

e. Keo chống thấm/dột TX 911

Keo chống thấm/dột TX 911 là một loại keo đem lại hiệu quả chống thấm/dột cao cho mái tôn. Ưu điểm của keo TX 911 là khả năng co giãn và chống thấm/dột tuyệt đối nhờ vào lớp màng chống thấm mỏng có gốc là xi măng.

Keo TX 911 tạo lớp màng chống thấm mỏng với gốc xi măng

Keo TX 911 tạo lớp màng chống thấm mỏng với gốc xi măng

2. Tấm dán chống dột mái tôn

Ngoài 5 loại keo chống thấm/dột mái tôn hiệu quả trên, tấm dán chống dột mái tôn cũng là một biện pháp chống dột mái tôn tuyệt vời mà bạn nên sử dụng. Loại vật liệu này không chỉ có tác dụng xử lý thấm dột mà còn có khả năng cách nhiệt cho mái tôn rất hiệu quả.

Sử dụng tấm dán chống dột mái tôn là biện pháp hiệu quả

Sử dụng tấm dán chống dột mái tôn là biện pháp hiệu quả

Đọc thêm:

  •  - Xu hướng thiết kế mới lạ liệu có đáng “thử”?

Trên đây là những chia sẻ về các cách kiểm tra mái tôn bị dột cũng như các biện pháp đơn giản mà hiệu quả để các gia đình cùng tham khảo. Hy vọng với bài viết này của chúng tôi, bạn sẽ biết cách xử lý mái tôn nhà mình trong trường hợp bị dột một cách nhanh chóng, gọn nhẹ nhất.

Sản phẩm liên quan
2024 Copyright © CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT XÂY DỰNG BÌNH NAM Web Design by Nina.vn
Kết Quả Xổ Số
Đang online: 336   |   Tổng truy cập: 3477611

sua chua nha binh duong

sửa chữa nhà bình dương

sửa chữa nhà tại bình dương